Mon, 05 / 2015 2:48 am | ngan123

– Trong hoạch định chính sách của Chính Phủ, không những cân cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các Ngân hàng, tránh tình trạng thực thi chính sách thắt chặt hoặc nới lỏng quá […]

– Trong hoạch định chính sách của Chính Phủ, không những cân cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các Ngân hàng, tránh tình trạng thực thi chính sách thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và lợi ích của các Ngân hàng.
–  Hình thành cơ quan đủ tâm quản lý thị trường BĐS. Lĩnh vực này không đơn thuân là một ngành kinh tế kỹ thuật nên cân một số cơ quan nhà nước đồng thời theo dõi và quản lý. Tuy vậy, cân có một cơ quan đâu mối quản lý cấp nhà nước. Hiện Bộ Xây dựng là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thực tế chỉ mới đặt tại một đơn vị cấp cục. Điều này gây nên những bất cập về phạm vi và tầm quản lý. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để quản lý thị trường chứng khoán; có Tổng cục Quản lý Đất đai. Vi vậy, rất cần một cơ quan đủ tầm để quản lý thị trường BĐS.
Nâng cao vai trò quản lý nền kinh tế, quản lý thị trường Bất động sản
–  Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế…thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của Ngân hàng thương mại (NHTM) phát triển bền vững, an toàn, tạo tiền đề hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện công khai trong hoạt động kế toán tài chính, áp dụng nghiêm túc và chặt chẽ chế độ kiểm toán bắt buộc định kỳ đối với doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán hoạt động và nâng cao chất lượng kiểm toán nhằm tăng độ trung thực của các báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân Hàng. Đây là yếu tố nâng cao độ chính xác nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, từ đó hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án của Ngân Hàng
– Chính Phủ và các Bộ, Ngành có liên quan cần xây dựng chi tiết một kế hoạch đầu tư hợp lý, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí vốn của Ngân Hàng. Đồng thời, các Bộ ngành liên quan cần ban hành các định mức thông số kỹ thuật của ngành, xây dựng các chính sách giá cả tiền tệ… đảm bảo cho việc tính toán chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư được thuận lợi.
– Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan cần tích cực trong công tác trao đổi thông tin, phối hợp với nhau chặt chẽ góp phần đảm bảo hoàn thiện công tác thẩm định tài chính của Ngân Hàng. Tiến tới trong tương lai Nhà nước và các Bộ ngành liên quan cần xây dựng một hệ thống thông tin về kinh tế – xã hội, thông tin về Ngân Hàng phục vụ cho công tác thẩm định, tránh cho Ngân Hàng gặp phải những rủi ro do nguồn thông tin không tương xứng gây ra.
– Chính Phủ cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các Ngân Hàng nói riêng, gây thiệt hại cho Ngân Hàng, chủ đầu tư và toàn thể nền kinh tế.
– Nhà nước và các bộ ngành cân công khai thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như các đánh giá xếp hạng doanh nghiệp trong từng ngành một cách chính thức để làm cơ sở cho hoạt động thẩm định của ngân hàng. Đặc biệt, trong lĩnh vực BĐS nhà nước cân xây dựng khung giá đất cho từng địa bàn, từng khu vực phù hợp với mức giá thị trường để làm căn cứ cho CBTĐ trong quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như làm cơ sở để so sánh đối chiếu trong quá trình thẩm định.

Bài viết cùng chuyên mục